image banner
Truyền Thống Văn Hóa

Truyền thống văn hóa xã Vĩnh Châu B

Từ buổi ban đầu lưu dân người Việt đến định cư mãnh đất xã Vĩnh Châu B, trrong quá trình khai phá, chinh phục thiên nhiên để lao động làm nên cuộc sống mới cho mình, truyền thống như cần cù lao động, chịu khó, kiên cường, bất khuất ngày càng được bòi đắp thêm, đồng thời còn nảy sinh những đức tính mới tốt đẹp giữa những con người cùng cảnh ngộ, nghèo khó, phiêu bạc phải lao động cực khổ để kiếm sống. Tuy cuộc sống cực khổ nhưng sống nghĩa tình thủy chung, trọng nghĩa, khinh tài, câm thù cường quyền, áp bức bóc lột.

Cuộc sống của người dân khi mới đến lập nghiệp chỉ dựa vào nghề hạ bạc như giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lợp..họ vào đồng đào đìa, kinh, mương để bắt cá mùa khô, mùa nước lũ tràng về thì làm nghề câu, lưới, lợp, lờ, đặt xà di, đặt trúm. Thời tiết khắc nghiệt thể hiện qua câu “Nửa năm nắng hạn, nửa múa nước dâng”. Người dân sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên là chính. Dân cư thưa thớt, xa xa hai ba trăm thước, có chỗ cả cây số mới có một cái chòi ọp ẹp.

Trong khán chiến chống Mỹ, để phục vụ cho việc vận chuyển lương thực, thực phẫm vũ khí từ chiến trường campuchia về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ta đào thêm nhiều con kênh. Giao thông chỉ dùng ghe xuồng đi lại trên các tuyến kinh, trước khi đào kênh Hòa Bình (nay gọi là kênh Phước Xuyên) mọi sự đi lại của nhân dân từ vùng này sang vùng khác, xã này vào xã khác vào mùa khô phải dùng Trâu cưỡi, đầu mùa nước dùng trâu kéo xuồng chở lương thực. Mùa nước nỗi khoản tháng 7 đến tháng 10 âm lịch thì đi bằng xuồng, người trước, người sau dùng sào để chống theo luồn giăng câu, đầu dưới sào phải tra cái nạn, khi chống sào không lún xuống sình để dễ lấy sào lên.

Điều kiện kinh tế từng gia đình chỉ dựa vào thiên nhiên đển mưu sinh. Hàng năm vào khoản tháng 9 âm lịch, nhân dân dùng xuồng chống vào vùng có lúa trời(lúa ma). Dùng một cây sào cấm giữa xuồng đặt một tấm đệm bàn ở giữa xuồng và có 2 cây tre hoặc cây tràm treo 2 bên xuồng dùng tay đập mạnh để lúa trời rơi vào xuồng, khi đầy đem về khoanh bồ ngâm nước khoản 1 tháng vớt lên bỏ vào cối lấy dầm tre chọc cho gãy đuôi lúa đem phơi khô vã ra xay thành gạo, hương vị rất thơm, ăn rất ngon, ăn nguội thì cứng. Có hộ đập mãng mùa 2 đến 3 tấn ăn cả năm. Mùa nước người dân dùng câu, lưới, lợp, lờ, xà di bắt cá đem ra chợ Trường Xuân, Mỹ An, Gãi Cờ Đen,Mỹ An bán hoặc chở xuống chợ Thủ Thừa, Tân An.

Dưới kênh nhân dân đặt Vó khoản vài trăm thước một cái( Cái Vó đang bằng chỉ hình như cái Chảo, treo vào 4 gọng bằng tre để xuống dòng kinh, khoản nửa giờ đồng hồ kéo lên 1 lần). mùa khô khi tác đìa, kinh, mương Cá rộng vào thùng dùng trâu kéo ra chợ bán mua nhu yếu phẫm cần thiết về dự trử cả tháng. Rau cải là những loài rau mọc hoan giả như: rau muống đỏ, rau diệu, bông súng, rau kìm, cây đũa bếp, rau mác, ngó sen, bông lục bình, bông điên điển, rau hẹ người dân không mất tiền mua chỉ ra đồng hái.

Đầu mùa nước các loài chim từ phương xa bay tới ăn cá, ăn chuột, ăn rắn như chim giang sen, sếu, gà đãi, cò, việt, lele, trích, quốc và còn nhiều vô số nữa… tháng 11 đến tháng 2 năm sao thì bắt trăng hội, tháng 5 đi lượm trứng trích, lele, đi một lát 2 đến 3 giờ đấy cà nón lá. Ngoài ra còn làm bẩy cò ke đề bẩy trích, cúm núm…

Mùa nước lũ dân cao có khi 2-3 mét, cánh đồng Vĩnh Châu biến thành biển nước mênh mông, ban đêm những người quen thuộc có đôi khi đi lạc cả đêm, sáng hôm sao mới tìm hướng bơi về nhà. Đặc biệt vào khoản tháng 6-7 nước thượng nguồn đổ về cỏ, rác mục trôi nổi tạo thành một vùng nước thối rộng lớn (nhân dân gọi là loán nước thối), muỗi mòng nẩy nở, 5 giờ chiều ăn cơm phải giăng mùng ngồi trong ăn, mọi việc đi lại sinh hoạt đi lại vô cùng vất vả, nhân dân có câu ĐồngTháp Mười “Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội như bánh canh”.

Trong kháng chiến chống Mỹ xã có 2 trường học, trường thứ nhất ở ấp Rọc Năng dạy 1 lớp do thầy Dân Cục dạy (Thầy Dân cục 1 tay nên người dân thường gọi là thấy Dân Cục). Trường thứ 2 ở ấp 2, dạy 2 lớp do cô Lan, cô Nhàng, cô Huệ, cô Bé Tư …dạy.

Trong kháng chiến chống Mỹ, lực lượng địch thời kỳ này chủ yếu đống đồn Hòa Bình trên kênh Hòa Bình. Do vị trí của xã là tuyến hành lan của khu, do đó nơi đây thường xuyên sải ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và địch để gành quyền quản lý và làm chủ, địch thường tập trung lực lượng khá mạnh để càn quét và bắn phá, song song đó ta cũng chủ động xây dựng và phát triển mạnh những cơ sở cách mạng để bảo vệ và chống lại địch trong những cuộc càn quét. Mạng lưới chính quyền địch lập ra mạng lưới giáng điệp và tình báo địa phướng nhằm theo dõi và phát hiện những tổ chức, cơ sở cách mạng của ta.

Trải qua hơn 50 năm Đảng bộ xã Vĩnh Châu B hiện nay có 7 chi bộ và 121 đảng viên , đội ngũ đảng viên mới trửơng thành sao công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sao giải phóng đến nay. Đồng thời xã có nhiều đống chí về huyện công tác. Đây là thế mạnh của xã vì có đội ngũ trẻ hóa, nhiệt tình và năng động, trong xây dựng kinh tế xã hội cũng là vấn đề được quan tâm giáo dục truyền thống và kế thừa những kinh nghiệm mà đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Châu B đã đúc kết được hơn 50 năm trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Về kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệm trồng lúa. Đất ruộng nhiều có khả năng và triển vọng phát triển cây nông nghiệp. chăn nuôi phát triển với gia súc gia cầm như heo, bò, trâu, gà, vịt, dê… chăn nuôi cá nước ngọt cũng là điều kiện để người dân phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.

Nguồn lịch sử Đảng bộ Vĩnh Châu B

 

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh